Chống thấm ngược tường trong nhà

QUY TRÌNH CHỐNG THẤM NGƯỢC TƯỜNG NHÀ

1. Các nguyên nhân gây thấm tường nhà:

Trong các công trình xây dựng hiện nay, hiện tượng tường bên trong nhà bị thấm, ẩm mốc vì rất nhiều các lý do khác nhau, sau đây là các trường hợp phổ biến gây thấm tường nhà nhưng phải chống thấm ngược tường bên trong: 

  • Thấm nước từ tường bên ngoài do tường bị nứt rạn hoặc tường cũ chất lượng đã xuống cấp: với các trường hợp này, đặc biệt là các nhà chung cư cao tầng, điều kiện thi công chống thấm tường ngoài rất khó khăn nên phải chống thấm ngược tường bên trong.
  • Thấm tường do nước lọt giữa hai khe nhà giáp nhau: có trường hợp khe to không úp tôn được hoặc do điều kiện mặt bằng khó khăn không úp được miếng tôn, hoặc úp miếng tôn nhưng mỗi khi mưa gió to nước vẫn luồn chảy lọt khe, và còn trường hợp nhà hàng xóm không cho úp tôn nước xối thẳng vào tường, tường nhà nào xây sau không trát được thì hậu quả rất nặng nề.
  • Thấm do tường ngoài không trát được: trường hợp này chúng tôi đã gặp rất nhiều các công trình hàng xóm không cho trát tường ngoài. Nhà vừa xây xong mà nhà cửa đã ướt sũng, sau vài năm thì tường mục nát, sơn bả bong tróc, rêu mốc ... Trường hợp này rất nặng nên trong quá trình xây dựng phải chú ý, nếu xây thì nên xây tường 20 gạch đặc thì sẽ giảm thiểu thấm, đồng thời bắt buộc phải xử lý chống thấm ngược tường bên trong nhà , tường bên ngoài nhà nếu có thể thì nên phun dung dịch chống thấm.
  • Tường thấm do sát hoặc chung tường với nhà hàng xóm: nước thấm từ nhà vệ sinh hoặc sân thượng hàng xóm sang, việc xử lý bên nhà hàng xóm phức tạp, do đục phá sửa chữa gây đảo lộn cuộc sống của họ nên đa phần phải chống thấm ngược tường bên trong nhà mình.
  • Thấm tường mà chưa rõ ràng nguyên nhân: với các trường hợp này thì bắt buộc phải xử lý chống thấm ngược tường trong nhà.

Hình 1: Tường chung cư thấm do giáp khu vệ sinh nhà hàng xóm

Hình 2: Tường bên trong thấm do nước thấm từ khe hở tường nhà hàng xóm thấm sang

Hình 3: Tường bên trong thấm rất nặng do nước mưa từ bên ngoài thấm vào

Hình 4: Hiện tượng thấm cổ trần do nước từ trên mái thấm qua khe nứt giữa sàn và chân tường quanh mái

Thấm tường gây bong tróc, lở loét tường vữa, gây nấm mốc làm ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan cả một ngôi nhà, hay công trình nên chúng ta rất đau đầu trong việc tìm giải pháp để chống thấm triệt để vấn đề này, độ bền chống thấm lâu dài từ 15 – 20 năm. Với kinh nghiệm xử lý chống thấm cho tường, sau đây Tech Dry Việt nam đưa ra quy trình chống thấm ngược tường trong nhà đã được công ty chúng tôi xử lý thành công và hiệu quả rất cao, kể cả với các trường hợp rất phức tạp.

2. Quy trình thi công chống thấm ngược tường nhà:

a. Vật liệu thi công:   

* Water Seal DPC (Tech Dry): Dung dịch chống thấm ngược dạng tinh thể thẩm thấu

* Fosmix Flex 250 (Tech Dry Việt Nam): Màng chống thấm đàn hồi hai thành phần

b. Các bước thi công:

- Sau khi tường được xây gạch thô chưa trát, ta chưa nên trát mà bắt đầu tiến hành chống thấm. Quy trình chống thấm ngược tường như sau:

Bước 1: Phun ẩm bề mặt tường sau đó trát một lớp vữa chống thấm mỏng tạo cốt phẳng dày 7mm - 10 mm có trộn Water Seal DPC theo tỷ lệ (1 lít Water Seal DPC + 5 lít nước + xi măng cát (tỷ lệ 1 xi: 3 cát)), sau đó xoa phẳng bề mặt để tạo ra một lớp bề mặt phẳng để xử lý chống thấm.

Bước 2: Đổ hoá chất Fosmix Flex 250 (thành phần A dung dịch) vào thùng sạch sau đó trộn từ từ bằng máy khuấy tốc độ thấp và đổ từ từ thành phần bột Fosmix Flex 250 trộn đều từ 3 - 5 phút cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Phun ẩm bề mặt tường đã trát lớp vữa chống thấm trước đó rồi tiến hành thi công lớp Fosmix Flex 250 thứ nhất bằng chổi, ru lô hoặc máy phun vữa với định mức 0,8 - 1kg/ m2.

Bước 3: Sau khi thi công từ 2-4 giờ, tiếp tục thi công lớp Fosmix Flex 250 thứ 2 lên bề mặt đã thi công lớp 1 trước đó. Định mức thi công 0,8 - 1kg / m2

Bước 4: Sau khi chống thấm xong, ta trát vữa phủ hoàn thiện bằng vữa thường hoặc vữa chống thấm có trộn Water Seal DPC theo tỷ lệ.

(lưu ý là với tường chống thấm ngược không nên dùng bột bả, bột trét sẽ dễ gây ẩm mốc, tường nhà tốt nhất là sau khi trát mài phẳng bằng giấy giáp hoặc đá mài sau đó lăn sơn lót, sơn phủ).

Video hướng dẫn thi công:

 

Chú ý: Việc xử lý chống thấm ngược tường nhà là một trong những công việc phức tạp trong ngành xây dựng. Công tác thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình trên với đầy đủ các bước thì hiệu quả mới đạt được tối đa. Nhiều người vẫn nghĩ đập tường ra trát dày lại, hoặc vữa trát cho rất nhiều xi măng, với suy nghĩ chỉ cần nhiều xi măng mác cao sẽ chống thấm tốt, đây là suy nghĩ rất sai lầm, vì vữa trát chuẩn thì lượng xi măng và cát theo tỷ lệ nhất định, càng nhiều xi măng mác cao sẽ rất dễ nứt, rất tốn kém do sửa đi sửa lại mà mà thấm vẫn hoàn thấm. Chúng tôi trình bày quy trình rất rõ ràng, để chúng ta thấy được xử lý chống thấm ngược tường cũng rất đơn giản nhưng cần phải sử dụng đúng loại vật liệu và thi công đúng theo quy trình. 

- Với phương pháp này, do vật liệu gốc tinh thể thẩm thấu theo công nghệ của Australia nên bền vững theo tuổi thọ công trình, độ bền chống thấm chắc chắn đạt trên 20 năm.