Chống thấm mạch gạch sàn mái, sân thượng

Sàn mái và sân thượng bị thấm chủ yếu qua các mạch gạch. Nước sẽ ngấm xuống dưới sàn bê tông và thấm qua các vết nứt hoặc thấm ngang qua vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường bao mái,hay còn gọi là (thấm cổ trần).

Để chống thấm sàn mái hay sân thượng đã lát gạch, cách tốt nhất vẫn là bóc lớp gạch và lớp vữa tới cốt sàn bê tông để chống thấm lại toàn bộ sàn cũng như vị trí chân tường bao. Nhưng đôi khi do kinh phí lớn cũng như thời gian hay điều kiện thi công không cho phép thì cần phải có giải pháp xử lý chống thấm đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Đặc điểm thấm của những sàn mái hay sân thượng lát gạch là nước thấm qua mạch gạch. Vì vậy cần có phương pháp xử lý chống thấm mạch gạch đúng biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất.

Không muốn đục gạch lên để chống thấm thì có phương pháp nào chống thấm tốt mạch gạch hay trên lớp gạch không?  Sơn chống thấm lên toàn bộ sàn mái lát gạch liệu có hiệu quả và lâu dài?

Để trả lời cho 2 câu hỏi này cần hiểu rõ bản chất của phương pháp chống thấm bằng cách phủ lớp sơn chống thấm gốc Polyurethane hay Acrylic lên bề mặt liệu có phù hợp với đặc điểm thời tiết của khí hậu Việt Nam hay không?

Lớp sơn chống thấm dạng đàn hồi Polyurethane bị rộp hỏng khi phủ trên bề mặt sàn mái lát gạch

Sai lầm trong rất nhiều phương pháp đó là chưa hiểu kỹ sản phẩm và các vị trí ứng dụng. Cho nên có nhiều trường hợp đưa sai phương pháp thi công chống thấm. Như trên ảnh là công trình thực tế khi sơn chống thấm bị bong rộp ngay sau 1 vài tháng sử dụng.

Để chống thấm tốt cho sàn mái hay sân đã lát gạch đỏ cần chú trọng nhất vào mạch vữa giữa các viên gạch và chân tường xung quanh mái. Chỉ nên tập trung xử lý tốt và đúng phương pháp cho phần mạch gạch.

Vật liệu chống thấm cho mạch gạch sàn mái cần đảm bảo các đặc tính kỹ thuật như sau:

  • Chống chịu tia UV tốt
  • Cho hơi nước dưới nền thoát hơi (điều này là cực kỳ quan trọng)
  • Vật liệu gốc thẩm thấu, gốc xi măng
  • Vật liệu chèn mạch vữa không co ngót và nứt, độ bám dính phải cao.


Quy trình chống thấm mạch gạch sàn mái, sân thượng:

1. Vật liệu sử dụng:

* Compact RP 500: Vữa trám chống thấm mạch gạch, không co ngót

* Fosmix Liquid N800: Phụ gia chống thấm

* Proseal MS: Dung dịch chống thấm mạch gạch

2. Các Bước Thi Công:

Bước 1: Cắt và đục bỏ mạch gạch

- Dùng máy cắt mạch vữa, sau đó dùng máy tẩy bỏ lớp mạch vữa sàn

- Vệ sinh, thổi sạch sẽ mạch gạch

- Tưới thật ẩm mạch gạch bằng nước sạch trước khi trám vữa chống thấm mạch gạch.

Bước 2: Trám vữa chống thấm Compact RP 500 mạch gạch

- Tưới ẩm mạch gạch bằng nước sạch trước khi trám mạch gạch

- Pha hỗn hợp dung dịch Fosmix Liquid N800 với nước theo tỷ lệ 1:3

- Sau đó trộn vữa Compact RP 500 với hỗn hợp trên theo tỷ lệ: 1 bao 20 kg Compact RP 500 + 3,8 lít (hỗn hợp phụ gia Fosmix Liquid N800 + nước)

Bước 3: Phun dung dịch Proseal MS toàn bộ mạch gạch

- Đợi lớp vữa mạch gạch khô, ta phun hoặc quét 03 lớp Proseal MS liên tục nhau toàn bộ mạch gạch.

Bước 4: Quét chống thấm mạch gạch bằng Fosmix Primer + xi măng

- Trộn Fosmix Primer + xi măng + nước tỷ lệ 1:1:0,5. Chú ý trộn xi măng mác PCB 40 với nước trước rồi mới đổ keo Fosmix Primer vào.

Công tác quét chống thấm Proseal MS mạch gạch sàn mái

Ghi chú:

- Cách này chỉ phù hợp với các sàn mái hay sân thượng có diện tích nhỏ, với sàn diện tích rộng thì độ co giãn và khả năng nứt là rất lớn nên sẽ có rủi ro.

- Phương pháp này rủi ro cao nên phải rất tỉ mỉ, cần thận thì mới đạt được hiệu quả.

- Với các sàn mái lát gạch mới, chỉ cần phun đẫm Proseal MS và quét chống thấm bằng Fosmix Primer trộn xi măng. Không cần phải đục mạch vữa.

- Trên đây là phương pháp chống thấm sàn mái và sân thượng lát gạch đỏ mà Tech Dry áp dụng rất hiệu quả.  Chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc lột bỏ lớp gạch và chống thấm lại từ đầu. Tuy nhiên nếu sàn mái bị ộp gạch, gạch quá kém, hoặc kết cấu nhà không ổn định thì không nên sử dụng phương pháp này, mà nên đục bỏ toàn bộ và làm chống thấm trên mặt nền bê tông sàn.